Cần làm gì khi trẻ bị táo bón?
Do chế độ ăn uống thiếu cân bằng,uống ít nước và ăn quá nhiều chất xơ mà trẻ nhỏ rất hay bị táo bón. Nếu để tình trạng này kéo dài nhiều ngày thì trẻ sẽ kém ăn, gầy sút và rất dễ bị suy dinh dưỡng. Do vậy khi con bạn bị táo bón bạn cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống và có những biện pháp xử lý thích hợp để con mau chóng thoát khỏi tình trạng này càng sớm càng tốt.
Xử trí khi trẻ bị táo bón
- Cho trẻ uống nhiều nước giúp hệ tiêu hoá hoạt động thông suốt hơn.
- Cố gắng cho trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây. Khi nấu cháo nên băm nhỏ một số loại rau có tác dụng nhuện tràng nấu kèm vào như rau lang, mồng tơi, rau dền, khoai lang...Một số loại quả như chuối, đu đủ, bưởi, cam... rất giàu chất xơ giúp trẻ dễ tiêu hoá.
- Nếu trẻ bú sữa ngoài bị táo bón: Các mẹ cần pha loãng sữa hơn bình thường một chút, hoặc dùng nước cháo pha sữa cho trẻ trên 5 tháng.
- Nếu mẹ bị táo bón cho con bú thì phải điều trị táo bón cho mẹ
- Trẻ nhỏ rất biếng ăn rau,vì vậy bạn nên tập dần thói quen này cho con.
- Xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng từ phải sang trái, 3-4 lần/ngày giữa 2 bữa để kích thích tăng nhu động ruột.
- Tập cho con thói quen đi cầu đúng giờ mà thời gian không kéo dài quá lâu.
- Các trường hợp táo bón do nứt hậu môn: Rửa sạch hậu môn, bôi dung dịch Natri bạc 2%.
- Điều trị các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu… nếu có.
- Khi đã áp dụng các biện pháp trên nhưng không có hiệu quả thì mới dùng thuốc (dầu Parafin): 5-10 ml (trẻ nhỏ), 10-20 ml (trẻ lớn) vào buổi sáng. Thụt hậu môn là biện pháp cuối cùng; dùng nước ấm pha với Glycerin 30-40 ml đối với trẻ dưới 1 tuổi và 100-250 ml đối với trẻ trên 1 tuổi.
Những trường hợp cần đưa trẻ đến bệnh viện:
- Táo bón kéo dài trên một tuần, thay đổi chế độ ăn không có tác dụng.
- Táo bón sau khi trẻ mới sinh, bụng chướng.
- Táo bón ảnh hưởng đến sức khỏe: Kém ăn, gầy sút, suy dinh dưỡng, kèm theo nôn.