Các cách trị bệnh từ rau răm
Rau răm không còn xa lạ gì trong cuộc sống hàng ngày của con người. Các món ăn như cháo lươn, trứng vịt lộn, gà nộm... không thể thiếu mùi vị của loại rau này. Không chỉ dừng lại ở đó, công dụng của rau răm còn được ứng dụng để trị nhiều căn bệnh thường gặp một cách đơn giản mà hiệu quả.
Trong Đông y, rau răm có tên gọi dược liệu là thủy liễu, có vị cay tính ấm, có tinh dầu vị thơm đặc biệt, có tác dụng chống viêm hạ khí, kích thích tiêu hóa, trừ phong hàn, hoạt huyết tiêu độc. Dưới đây là tác dụng trị bệnh của rau răm được dân gian tin dùng:
Bụng đầy trướng tiêu hóa trì trệ
Vị cay, tính ấm và tinh dầu của rau răm có tác dụng làm ấm bụng, giảm đau rất tốt. Các bạn cần lấy khoảng một nắm rau răm rửa sạch giã nhỏ lấy nước uống. Phần bã, bạn dùng để xoa bụng (xoa tập trung vào vùng rốn).
Cảm cúm hắt hơi sổ mũi
Cách dùng: bạn lấy khoảng 1 nắm rau răm cộng thêm với gừng sống 3 lát. Hai thứ giã nhỏ vắt lấy nước uống. Hoặc rau răm 20g, tía tô 20g, kinh giới 16g, xương bồ 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g, kiện 10g. Sắc uống. Bài thuốc làm thông mũi, kháng khuẩn và làm sạch mũi nhanh chóng.
Chữa rắn cắn
Rau răm cũng là một trong số các loại cây trong vườn nhà là mẹo để trị độc rắn cắn hiệu quả tức thì. Chỉ cần lây rau răm một nắm giã nhỏ vắt lấy nước cho bệnh nhân uống. Bã đắp vào nơi vết cắn băng lại để ngăn chặn độc phát tác nhanh chóng. Bạn lưu ý thực hiện càng nhanh càng tốt, sau đó đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế.
Đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh
Bài thuốc bao gồm: rau răm (khô), kinh giới, quế, gừng nướng, bạch truật, lương khương đem sắc lấy nước uống ngày 2 lần.
Nước ăn chân
Đây cũng là một công dụng phổ biến nhất được dùng trong dân gian. Rau răm có tính ấm, cay nên làm se vết nước ăn chân hiệu quả, sát khuẩn. Khi bị nước ăn chân (nấm kẽ chân), bạn chỉ cần lấy rau răm rửa sạch, giã nhỏ đắp vào nơi bị tổn thương. Hoặc bạn giã nhỏ lấy nước cốt chấm vào nơi bị đau liên tục trong ngày. Cùng với đó, bạn lưu ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và khô thoáng cho đôi bàn chân sẽ rất nhanh có hiệu quả.
Mụn nhọt đang ở giai đoạn sưng nóng
Cách dùng: bạn lấy rau răm trộn với muối hạt giã nhỏ, đắp vào nhọt băng lại. Ngày thay thuốc 1 lần. Phương này dùng cho tất cả các trường hợp mụn nhọt, áp-xe đang ở giai đoạn đầu. Tác dụng chống viêm, hoạt huyết, tiêu độc.
Với rất nhiều công dụng như vậy, mỗi gia đình cần trồng loại cây này quanh nhà để tiện cho việc sử dụng khi cần thiết sẽ giúp trị và ngăn ngừa bệnh rất tốt. Bạn cũng cần ghi nhớ các công dụng và cách dùng thuốc từ rau răm nêu trên để có thể áp dụng ngay lập tức khi gặp các chứng bệnh tương ứng nhé.