Breaking News

Triệu chứng và cách điều trị bệnh vảy nến

Dù không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ nhưng bệnh vảy nến được xem là căn bệnh gây khá nhiều phiền toái ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống của người bệnh. Bệnh thường xuất hiện trên nhiều vùng da khác nhau như đầu, khuỷu tay chân, đầu móng tay, móng chân. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất trên vùng da bị bệnh đó chính là các mảng đỏ với vảy phủ trắng lên như sáp nên và gây ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị dứt điểm căn bệnh này mà việc điều trị chủ yếu nhằm mục đích làm giảm các triệu chứng và ngăn chặn bệnh phát triển nặng thêm.Vì vậy người bệnh cần hợp tác tốt với bác sĩ điều trị, chuẩn bị tốt tâm lý và học cách chung sống hoà bình với bệnh vảy nến.

Các triệu chứng của bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến xuất hiện với những biểu hiện dưới đây

- Trên vùng da bệnh có các dát đỏ có ranh giới rõ ràng với nhiều kích thước to nhỏ khác nhau, có nhiều vảy trắng dày phủ trên bề mặt và rất dễ bong tróc.

- Các vùng da hay mắc bệnh nhất là khuỷu tay, đầu gối, rìa tóc, vùng xương cùng, mông. Tuy nhiên sau một thời gian tiến triển các thương tổn có thể lan ra toàn thân.

- Tổn thương ở móng tay móng chân có thể gặp ở 30-40% bệnh nhân bị vảy nến, các móng tay chân có màu vàng đục lỗ rỗ xù xì trên bề mặt , rất mủn và dễ gãy.

- Nếu bệnh nặng nó sẽ gây ra các tổn thương ở khớp mà chúng ta gọi là bệnh viêm khớp vảy nến. Nó làm biến dạng khớp, cứng khớp, lệch khớp, bệnh nhân cử động đi lại rất khó khăn... Một số bệnh nhân thương tổn da rất ít nhưng biểu hiện ở khớp rất nặng, đặc biệt là khớp gối và cột sống.

Cách điều trị bệnh vảy nến

Một số cách chữa bệnh vẩy nến như sau:

- Cách giúp giảm bệnh vẩy nến hiệu quả nhất được nhiều bác sĩ khuyên dùng là ngâm mình (hoặc phần da bị vẩy nến) trong nước ấm từ 10 đến 15 phút, sau đó bôi thuốc dưỡng ẩm làm mềm da để giúp da mềm và ẩm hơn.

- Dùng thuốc mỡ axit salixilic để làm mềm da và thuốc này cũng giúp bong các vẩy nến trên da.

- Dùng kem chứa thành phần steroid cũng có hiệu quả, tuy nhiên vì loại này cũng có thể gây hại đến da nên cần được hỏi bác sĩ tư vấn xem có thích hợp với loại da của bạn không.

- Dùng thuốc mỡ chứa thành phần calcipotriene vì nó liên kết với vitamin D và cho kết quả tốt như kem hydrocortisone để điều trị vẩy nến.

- Thuốc mỡ có chứa thành phần nhựa than đá và dầu gội có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh nhưng thuốc này dễ gây tổn thương vùng da xung quanh. Thuốc này bạn cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ.

- Thuốc mỡ Anthralin sau khi bôi khoảng 10 - 30 phút thì cho tác dụng làm bong các vẩy nến, tạo tế bào da mới và tế bào da bình thường. Tuy nhiên thuốc mỡ anthralin có thể làm da bạn bị tấy đỏ lên và phải sau vài tuần mới hết được.

- Đơn thuốc chứa vitamin A thì không có tác dụng bằng steroid nhưng phụ nữ đang ở độ tuổi sinh đẻ thì nên dùng thuốc này hơn. Tuy nhiên đơn thuốc chữa vẩy nến cần phải được tư vấn từ bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Lưu ý khi chăm sóc da

- Khi bạn phơi nắng, dù tia cực tím chưa đủ để làm cháy nắng làn da của bạn nhưng cũng đủ để gây thương tổn cho da, nhất là lúc này da bạn đang bị rối loạn điều tiết sinh ra bệnh vẩy nến. Vì vậy cần tránh tiếp xúc với tia cực tìm càng nhiều càng tốt.

- Ngoài ra để tránh bệnh vẩy nến phát triển và lan rộng bạn cần tránh làm tổn thương da, côn trùng cắn, nhiễm vi khuẩn và vi rút, cháy nắng, stress, rượu và tăng cân.

- Nếu bệnh vẩy nến trở nên nặng và khó chữa thì có thể bạn chọn phương pháp dùng tia PUVA kết hợp với thuốc trị vậy nến. Tuy nhiên cách này có thể làm tăng nguy cơ ung thư da hơn là bạn dùng tia UVB để điều trị mà cũng cho kết quả tương tự.

Bài đăng phổ biến