Breaking News

Dấu hiệu nhận biết của bệnh sởi

Bệnh sởi là một trong những bệnh nguy hiểm, có thể lây qua đường hô hấp do hít phải các dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bắn ra hoặc khuếch tán trong không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường mũi họng của bệnh nhân. Bệnh có thể phát triển thành dịch, rất nguy hiểm tới sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh, nhất là đối với trẻ em. Khi bị biến chứng do sởi gây ra người bệnh sẽ dẫn tới tử vong, làm cho bác sĩ không kịp trở tay.

Dấu hiệu nhận biết của bệnh sởi



Dấu hiệu nhận biết của bệnh sởi

Xuất hiện sốt liên tục, sốt cao nhiệt độ cơ thể luôn ở mức 30 - 40 độ C

Ho (có thể ho khan, khàn tiếng hoặc có đờm), chảy mũi, viêm kết mạc (dử mắt, phù nhẹ mi), hắt hơi, tiêu chảy.

Có những hạt nhỏ kích thước khoảng 1 mi-li-mét nổi lên trên niêm mạc má, dễ quan sát khi trẻ há miệng to; nốt có màu trắng hoặc hơi xám, ở vị trí ngang với răng hàm thứ nhất. Dấu hiệu này mất nhanh trong vòng 12 đến 18 giờ.

Sau khi sốt 3 đến 4 ngày, trẻ bắt đầu phát ban. Đầu tiên ban mọc từ sau tai, lan dần hai bên má, cổ, ngực, tay, sau lưng, chân, đến toàn thân. Ban màu hồng nhạt, nhẵn, khi ấn vào thì biến mất, có xu hướng kết dính lại với nhau, phát ban xen giữa những khoảng da lành. Ban có thể rải rác hoặc dày, có thể ngứa ít.

Trẻ ăn kém, mệt, mỏi. Thường thì 3 bốn 4 ngày sau khi ban mọc, ban sẽ bắt đầu bay thứ tự như khi mọc và để lại vết thâm trên da, có thể có bong vảy nhẹ, khoảng một tuần sau thì không còn dấu vết gì. Trẻ lại sức dần và hết sốt.

Dấu hiệu nhận biết của bệnh sởi


Khi trẻ có các dấu hiệu của bệnh sởi nên đưa đến các cơ sở y tế ban đầu gần nhất để được khám, điều trị và hướng dẫn chăm sóc kịp thời, hạn chế chuyển trẻ lên bệnh viện tuyến trên (nơi đang điều trị các ca sởi nặng) để tránh nguy cơ lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

Bệnh sởi có thể gây các biến chứng nguy hiểm và có thể gây tử vong nên cần theo dõi sát để phát hiện các dấu hiệu tăng nặng của bệnh sởi như trẻ cảm thấy khó thở, co kéo nhiều lồng ngực, hoặc có cơn tím tái thở rít.Trẻ sốt li bì hoặc sốt cao liên tục, uống thuốc hạ nhiệt paracetamol không hạ sốt, hoặc đã hết sốt và có sốt trở lại, trẻ xuất hiện những cơn co giật, sốt li bì, trẻ trớ nhiều hoặc tiêu chảy nhiều lần trong ngày, khát nước nhiều, mắt nhiều dử mắt, kèm nhèm không nhìn thấy rõ. Trẻ có dấu hiệu nghi viêm tai giữa.

Khi trẻ hoặc người trong gia đình bạn bị sưởi bạn cũng cần chú ý để tránh những biến chứng có thể xảy ra vì những biến chứng sởi có thể gây tử vong cho người bệnh. Hiện nay chỉ có phương pháp tiêm vac xin là phương pháp phòng bệnh tốt nhất. Khi trẻ được tiêm vacxin đầy đủ theo lịch tiêm chủng của quốc gia trẻ sẽ được miễn dịch bền vững.

Bài đăng phổ biến